Răng sâu không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy răng sâu có nên nhổ không, khi nào cần nhổ và quy trình nhổ răng diễn ra như thế nào? Hãy cùng lắng nghe ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa tại Nha khoa Quốc tế để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1/ Răng sâu có nguy hiểm không?
Răng sâu là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, gây ăn mòn men răng và dần tạo ra các lỗ hổng trên răng. Ban đầu, răng sâu chỉ xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ, sau đó có thể lan rộng và ăn sâu vào tủy răng.
Răng sâu không chỉ gây phiền toái, ảnh hưởng đến ăn nhai mà còn có thể gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời:
Đau nhức và khó chịu: Sâu răng gây đau nhức, ảnh hưởng đến ăn uống, giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
Viêm tủy răng và áp xe: Khi vi khuẩn xâm nhập sâu, tủy răng bị viêm nhiễm gây ra áp xe, sưng đau và có thể lan rộng.
Nguy cơ mất răng: Răng sâu nặng có thể không thể khắc phục, buộc phải nhổ bỏ, dẫn đến mất răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Dù chỉ là nguy cơ rất nhỏ nhưng vi khuẩn từ ổ răng sâu có thể lan đến các bộ phận khác trong cơ thể, gây các biến chứng nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc, viêm xoang.
Răng sâu có thể gây ra những biến chứng đáng sợ nếu không điều trị kịp thời
2/ Răng sâu có nên nhổ không? Những trường hợp cần nhổ răng sâu
Quyết định răng sâu có nên nhổ không cần dựa trên tình trạng cụ thể của răng và đánh giá của bác sĩ. Không phải lúc nào răng sâu cũng cần nhổ bỏ. Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên các biện pháp bảo tồn răng như trám răng hoặc điều trị tủy, nhằm giữ lại răng thật.
Tuy nhiên, nếu răng sâu quá nặng và không thể điều trị bằng các phương pháp này, việc nhổ răng có thể là cần thiết để tránh biến chứng và bảo vệ sức khỏe các răng còn lại.
Những trường hợp cần nhổ răng sâu bao gồm:
- Sâu răng quá nặng, phá hủy cấu trúc răng
- Sâu đến tủy răng và nhiễm trùng nghiêm trọng
- Áp xe hoặc viêm quanh chóp răng
- Sâu răng ở vùng răng khôn hoặc vị trí răng khó điều trị
- Răng sâu lung lay, mất chức năng
Răng sâu biến dạng phải nhổ bỏ
Tại Nha khoa Quốc tế, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương của răng, từ đó đưa ra phương án điều trị hoặc nhổ bỏ nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
3/ Quy trình nhổ răng sâu an toàn tại Trung tâm Nha khoa Quốc tế
Quy trình nhổ răng sâu thường được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn và giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình nhổ răng sâu tại Nha khoa Quốc tế:
Bước 1: Thăm khám tổng quát:
Bác sĩ kiểm tra tình trạng của răng và các mô xung quanh, đánh giá mức độ sâu răng và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Để xác định vị trí, độ sâu và hướng của răng, từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương án nhổ an toàn và ít xâm lấn nhất.
Bước 2: Gây tê cục bộ
Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vùng nướu và khu vực quanh răng sâu. Thuốc tê giúp giảm cảm giác đau và khó chịu trong suốt quá trình nhổ răng.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng sâu
Bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm lỏng các mô quanh răng và nhổ răng ra khỏi ổ răng một cách nhẹ nhàng. Trong trường hợp răng sâu có hình thể lớn và chân răng phức tạp, bác sĩ có thể phải cắt nhỏ răng ra thành nhiều phần để dễ dàng nhổ bỏ và giảm tổn thương cho mô xung quanh.
Răng sâu được nhổ bỏ một cách nhẹ nhàng
Bước 4: Kiểm tra sau nhổ
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại ổ răng để đảm bảo không còn sót mảnh răng nào và làm sạch vùng nhổ. Bác sĩ có thể sử dụng chỉ tự tiêu để khâu lại (nếu cần), giúp cầm máu nhanh và bảo vệ ổ răng.
Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sau nhổ
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc vùng nhổ sau điều trị: giữ vệ sinh miệng, tránh ăn nhai mạnh và hạn chế tiếp xúc với vùng nhổ.
Đồng thời sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm, và kháng sinh nếu cần để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tái khám sau vài ngày để kiểm tra vết thương và đảm bảo không có biến chứng như nhiễm trùng hay sưng viêm.
4/ Lưu ý chăm sóc sau khi nhổ răng sâu
Sau khi nhổ răng sâu, chăm sóc đúng cách giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng:
+ Cắn chặt miếng gạc trong khoảng 30-45 phút sau khi nhổ để cầm máu. Tránh thay gạc quá sớm vì có thể làm vỡ cục máu đông, gây chảy máu kéo dài.
+ Tránh súc miệng hoặc nhổ nước bọt trong 24 giờ đầu tiên để không làm rơi cục máu đông trong ổ răng, giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
+ Tránh dùng lưỡi hoặc ngón tay chạm vào vùng vừa nhổ, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Trong 24 giờ đầu, có thể chườm đá ngoài má vùng nhổ răng, mỗi lần 15-20 phút để giảm sưng đau.
+ Tránh thức ăn cứng, nóng và cay trong ít nhất 24-48 giờ sau khi nhổ răng. Nên chọn thức ăn mềm, nguội, dễ nuốt và tránh nhai ở bên vừa nhổ răng để không gây tổn thương thêm cho vùng này.
+ Uống thuốc giảm đau, kháng sinh, và chống viêm theo đơn bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc để không gây tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc không mong muốn.
+ Vệ sinh miệng nhẹ nhàng, tránh vùng răng vừa nhổ. Sau 24 giờ, có thể dùng nước muối ấm để súc miệng nhẹ giúp kháng khuẩn.
+ Nếu có dấu hiệu như sưng đau kéo dài, sốt, chảy máu nhiều hoặc có mùi hôi ở vùng nhổ, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
+ Nên thực hiện trồng lại răng sau khi đã nhổ răng để đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai và đặc biệt là tránh tình trạng tiêu xương hàm xảy ra sau khi mất răng.
Nên thực hiện trồng lại răng mới sau khi nhổ bỏ răng sâu
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc răng sâu có nên nhổ không. Nếu cần tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình, bạn có thể liên hệ đến Nha khoa Quốc tế theo hotline để kết nối với các bác sĩ!