Thực tế, chải răng không thể loại bỏ hết mảng bám và vôi trên răng. Chỉ lấy cao răng (cạo vôi răng) trong điều trị nha khoa mới giúp làm sạch toàn bộ răng miệng. Tìm hiểu toàn bộ quy trình lấy cao răng và kết quả để cón giải pháp bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Lấy cao răng (cạo vôi răng) là gì?
Lấy cao răng (cạo vôi răng) thực chất đơn giản là một can thiệp nhỏ trong nha khoa sử dụng dụng cụ chuyên dụng làm vỡ và loại bỏ cao răng vôi cứng ra ngoài nhằm lấy lại hàm răng trắng sáng, sạch khuẩn.
Có nên lấy cao răng không?
Cao răng bám đọng trên răng lâu ngày ảnh hưởng cả về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của con người. Vì vậy, lấy bỏ cao răng là điều hoàn toàn nên làm và cần thiết.
Về mặt thẩm mỹ :
Thức ăn đọng lại bị oxi hóa từ nước bọt trong miệng nên thường có màu sắc vàng nhạt hoặc nâu vàng bám chặt vào thân răng, chân răng khiến hàm răng có màu sắc ố vàng, mất đi nét trắng sáng vốn có của răng
Về mặt sức khỏe răng miệng:
Không chỉ dừng lại ở mất thẩm mỹ, cao răng nhiều còn gây tác động xấu tới chức năng của răng, cụ thể:
Làm hỏng men răng nhanh chóng, gây ra hôi miệng do nhiều vi khuẩn phát triển tại vôi răng. Yếu chân răng, đau ê buốt khi ăn uống đồ cứng dai hoặc lạnh.
Thường xuyên bị chảy máu nướu, sưng lợi.
Viêm nha chu nếu không được làm sạch kịp thời có thể dẫn tới mất răng, tiêu xương ổ răng.
Tác dụng cạo men răng:
Bác sĩ nha khoa khuyến cáo phải lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng:
Lấy cao răng định kì ngăn chặn bệnh lý về răng tới 80%.
Tất cả mọi người có hoạt động ăn uống thường xuyên đều bị cao răng (ít hay nhiều) nên mọi độ tuổi đều có thể hình thành cao vôi răng. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng có nên cạo vôi răng không vì trẻ em hay người lớn tuổi đều có thể lấy cao răng.
✱ Lưu ý:
Những trường hợp mắc bệnh lý về răng hoặc đang điều trị nha chu thì trước khi lấy men răng cần được tiến hành thăm khám kiểm tra sức khỏe răng miệng thêm.
Chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng
Men răng và nướu khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi những vi khuẩn và các chất có trong thức ăn sau khi cạo vôi răng. Vì vậy, nếu không chăm sóc đúng cách nguy cơ vôi răng hình thành trở lại rất nhanh.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách ngăn ngừa hình thành cao răng.
Bác sĩ nha khoa đưa ra lời khuyên:
Đánh răng 2 lần/ ngày: Không lạm dụng đánh răng quá nhiều, chỉ nên thực hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
Lựa chọn bàn chải đánh răng: bàn chải lông mềm tránh gây tổn thương cho răng nướu, thiết kế xoay 360 độ linh hoạt giúp làm sạch nhiều vùng trong khoang miệng.
Đánh răng nhẹ nhàng, đúng chiều: Chải răng theo chiều dọc và xoay tròn. Đánh răng theo chiều ngang là sai lầm. Đồng thời chỉ chải nhẹ nhàng để nướu không bị chảy máu.
Không dùng tăm sau ăn: Thức ăn còn sót lại tại kẽ răng nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sẽ tốt hơn dùng tăm. Bởi tăm xỉa răng sẽ khiến răng thưa và tạo điều kiện cho thức ăn thừa dễ bám lại.Kết hợp đánh răng cùng vệ sinh miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn.
Khám răng miệng định kỳ: lấy cao răng đúng lịch hẹn của bác sĩ.
2. Nên ăn gì, kiêng ăn gì để răng trắng sáng sau cạo vôi răng
Một trong những nguyên nhân khiến răng ố vàng, nhiều mảng bám chỉnh là chế độ ăn uống. Đặc biệt, trong thời gian đầu sau lấy cao răng thức ăn càng dễ làm men răng, chân răng bị yếu đi.
Ăn nhiều hoa quả, rau xanh: Vitamin tự nhiên luôn tốt nhất cho sức khỏe và bảo vệ răng miệng của bạn. Nên cố gắng duy trì thực đơn nhiều chất xơ, hoa quả tươi.
Không nên ăn thực phẩm 3 QUÁ (quá nóng, quá lạnh, quá cay): Ngay sau khi lấy vôi răng thì tuyệt đối không ăn kem, uống nước đá, lẩu mì cay, … Về lâu dài muốn răng chắc khỏe tốt nhất bạn nên hạn chế những thực phẩm lạnh, nóng, cay.
Hạn chế sử dụng đồ ngọt (bánh kẹo, đường): Thực phẩm nhiều đường chỉ tạo ra sự phát triển cho vi khuẩn và sâu răng nếu không được vệ sinh cẩn thận.
Kiêng đồ uống có tính axit (cam, chanh, cafe, rượu, …): Trong thời gian men răng hồi phục sau khi cạo vôi răng nếu thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nhiều axit thì dễ làm xỉn màu, hỏng men răng.