Niềng răng có đau không là thắc mắc phổ biến của nhiều người khi cân nhắc quyết định niềng răng để cải thiện nụ cười. Đối với nhiều người, nỗi lo về cơn đau và khó chịu là một rào cản lớn. Tuy nhiên, thực tế là cảm giác đau nhức khi niềng răng có thể khác nhau tùy từng người và từng giai đoạn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những cảm giác có thể gặp phải trong quá trình niềng răng và cách giảm thiểu khó chịu để bạn có thể an tâm hơn với hành trình này.
1/ Niềng răng có đau không?
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, và dây thun để điều chỉnh vị trí của răng và hàm. Quá trình này giúp răng di chuyển vào vị trí đúng, cải thiện thẩm mỹ nụ cười và chức năng ăn nhai.
Niềng răng có đau không là một trong những điều lo lắng nhất của khách hàng khi đến nha khoa để tư vấn về dịch vụ này. Niềng răng có thể gây cảm giác đau và khó chịu, nhưng mức độ đau thường không quá nghiêm trọng và sẽ giảm dần theo thời gian.
Cảm giác đau chủ yếu xuất hiện do sự thay đổi lực tác động lên răng, khiến răng di chuyển vào vị trí mới. Mức độ đau và khó chịu này tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của mỗi người và từng giai đoạn trong quá trình niềng.
Răng di chuyển theo lực kéo của niềng răng
Nhiều người chia sẻ rằng cảm giác đau dần trở nên quen thuộc và dễ chịu hơn sau một thời gian. Điều này hoàn toàn có thể cải thiện nhờ vào việc áp dụng các phương pháp giảm đau đúng cách.
2/ Sự thật về 3 giai đoạn “gây ám ảnh” trong niềng răng
Bàn về việc niềng răng có đau không, các “đồng niềng” có truyền tai nhau về 3 giai đoạn gây nhiều đau đớn và khó chịu nhất bao gồm: đeo thun tách kẽ, nhổ răng để tạo khoảng cách dịch chuyển răng và siết răng định kỳ.
Hãy cùng Nha khoa Quốc tế giải mã về 3 giai đoạn này:
- Giai đoạn đeo thun tách kẽ (khoảng 5-7 ngày)
Giai đoạn đeo thun tách kẽ
Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ cần tạo khoảng trống giữa các răng hàm để đặt các khí cụ chỉnh nha như dây cung hoặc các vòng chặn. Để làm được điều này, bác sĩ thường sử dụng dây cao su hoặc các dụng cụ đặc biệt để tách kẽ giữa các răng.
Tách kẽ tạo ra cảm giác căng tức và khó chịu, tương tự như khi có thứ gì đó mắc kẹt giữa răng. Cảm giác này có thể kéo dài vài ngày đầu và khiến việc nhai trở nên đau nhức. Nhiều người mô tả giai đoạn này là khá khó chịu vì chưa quen với việc răng bị tác động trực tiếp.
- Giai đoạn nhổ răng để tạo khoảng cách dịch chuyển răng
Nhổ răng để tạo khoảng cách
Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi răng mọc quá chật hoặc lệch lạc nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tạo không gian cho các răng còn lại di chuyển và sắp xếp lại theo khớp cắn chuẩn.
Nhổ răng thường mang lại cảm giác căng thẳng và đau nhức sau khi thuốc tê hết tác dụng. Khu vực nhổ có thể sưng và khó chịu trong vài ngày, và người niềng răng cần kiêng ăn một số loại thực phẩm để tránh kích ứng vết nhổ.
Cảm giác khó chịu do nhổ răng có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, tùy thuộc vào tình trạng của từng người và số lượng răng phải nhổ.
- Giai đoạn siết niềng răng định kỳ
Siết niềng răng định kỳ tại nha khoa
Để răng di chuyển dần về vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ thực hiện các buổi điều chỉnh, siết lại dây cung và mắc cài định kỳ (thường là mỗi 4–6 tuần). Việc siết dây cung giúp tăng lực tác động lên răng, tạo điều kiện cho răng tiếp tục dịch chuyển theo kế hoạch điều trị.
Siết răng gây ra cảm giác căng tức và đau nhức, nhất là trong 1–2 ngày đầu sau mỗi lần siết. Nhiều người cảm thấy khó khăn khi ăn uống và thường phải ăn thức ăn mềm để giảm áp lực lên răng.
Cảm giác đau nhức sau mỗi lần siết thường kéo dài từ 1–3 ngày, và sẽ giảm dần khi răng bắt đầu thích nghi với lực tác động mới.
⇒ Các giai đoạn “gây ám ảnh” như tách kẽ, nhổ răng, và siết răng định kỳ là những thách thức phổ biến mà người niềng răng phải trải qua. Tuy nhiên, sự khó chịu này là tạm thời và có thể giảm bớt nếu bạn biết cách chăm sóc đúng cách.
3/ Một số tips giảm khó chịu khi niềng răng hiệu quả
Đừng quá lo lắng với vấn đề niềng răng có đau không. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm đáng kể cảm giác đau và khó chịu trong quá trình niềng răng:
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể giúp giảm đau trong những ngày đầu hoặc sau mỗi lần siết dây cung.
- Ăn thức ăn mềm: Trong giai đoạn đầu và sau khi điều chỉnh lực, nên ăn các thực phẩm mềm như cháo, súp, sinh tố, giúp hạn chế áp lực nhai lên răng.
- Sử dụng sáp nha khoa: Nếu mắc cài hoặc dây cung cọ xát vào má và lưỡi, bạn có thể dùng sáp nha khoa để bảo vệ vùng da bên trong miệng, giảm thiểu tổn thương.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh bên ngoài má có thể giúp giảm sưng và đau nhanh chóng, đặc biệt là trong vài ngày đầu khi mới gắn mắc cài.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Một phần khó chịu có thể xuất phát từ tình trạng viêm lợi do thức ăn mắc kẹt trong mắc cài. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và khó chịu.
- Sử dụng bàn chải và chỉ nha khoa chuyên dụng: Những công cụ này giúp làm sạch dễ dàng và hạn chế việc thức ăn mắc kẹt, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong suốt quá trình niềng.
Sử dụng bộ chăm sóc răng miệng khi niềng để làm sạch răng hiệu quả
Niềng răng có thể mang lại cảm giác đau và khó chịu ở một vài giai đoạn, nhưng đa phần đều có thể giảm thiểu và dần trở nên quen thuộc theo thời gian. Những phương pháp giảm đau và chăm sóc răng miệng phù hợp sẽ giúp quá trình niềng trở nên dễ chịu hơn.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải tỏa được lo lắng với việc niềng răng có đau không. Mọi thắc mắc liên quan bạn có thể liên hệ đến Nha khoa Quốc tế theo hotline 0981.229.888 để được giải đáp cụ thể.