RĂNG SÂU CÓ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC KHÔNG? 

"Răng sâu có niềng được không?" là câu hỏi phổ biến của nhiều người. Thực tế, răng sâu không chỉ gây khó khăn trong việc ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, với các giải pháp nha khoa hiện đại, việc niềng răng trên nền răng sâu hoàn toàn có thể thực hiện được nếu được điều trị đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để biết làm sao bạn có thể đạt được nụ cười như ý, ngay cả khi gặp vấn đề về sâu răng!

SÂU RĂNG CÓ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC KHÔNG? 

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, xảy ra khi vi khuẩn trong mảng bám trên răng tạo axit làm hỏng men răng và ngà răng. Ban đầu, sâu răng chỉ gây cảm giác ê buốt nhẹ, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến viêm tủy, mất răng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Tình trạng sâu răng nếu không được khắc phục trước khi niềng có thể gây đau nhức, viêm nhiễm hoặc thậm chí phải tháo niềng để nhổ bỏ, ảnh hưởng đến kế hoạch chỉnh nha. 

Ngoài ra khi niềng răng, việc di chuyển các răng trong môi trường răng miệng không khỏe mạnh có thể làm tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Niềng răng đòi hỏi răng và nướu phải ở trong trạng thái tốt nhất để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra hiệu quả và an toàn.

Răng cần ở trạng thái tốt nhất khi niềng răng

Chính vì thế, trước khi bắt đầu niềng răng, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và yêu cầu điều trị triệt để các vấn đề như sâu răng, viêm nướu hoặc răng bị tổn thương. Sau khi xử lý xong, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hành trình niềng răng để đạt được nụ cười như mong muốn.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SÂU RĂNG TRƯỚC KHI NIỀNG

Sau khi thăm khám trực tiếp, tùy vào mức độ sâu răng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Trường hợp răng sâu nhẹ

Nếu răng sâu chỉ mới xuất hiện vết sâu nhỏ, bác sĩ có thể bổ sung florua để tăng cường sức khỏe răng miệng. Còn đối với răng sâu nhiều hơn một chút, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần sâu và trám lại, sau đó mới tiến hành niềng răng.

Trường hợp răng sâu nặng đến tủy

Khi răng sâu đã lan đến tủy và gây viêm tủy, phương pháp hàn trám không còn hiệu quả. Lúc này, việc điều trị tủy và phục hình lại răng bằng bọc răng sứ là phương pháp tối ưu. Răng sau khi điều trị tủy cần được bọc sứ để bảo vệ và tăng cường độ bền. 

Nên chọn các mão răng toàn sứ vì chúng có tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng và không bị oxi hóa làm đen viền, đồng thời khả năng chịu lực tác động từ các khí cụ niềng răng cũng rất tốt.

Điều trị tủy răng trước khi phục hình răng sứ

Trường hợp răng sâu vỡ hết thân răng

Nếu sâu răng đã khiến thân răng bị vỡ gần hết, không thể niềng răng ngay lập tức vì diện tích răng không đủ để gắn khí cụ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ điều trị sâu và phục hình lại thân răng. 

Nếu phần răng còn lại đủ để bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành chữa sâu và phục hình bằng răng sứ kết hợp niềng răng. Tuy nhiên, nếu phần răng còn lại quá ít và không thể phục hình, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và sau đó xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp. 

GIỮ RĂNG KHỎE ĐẸP TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG

Niềng răng không chỉ là việc chỉnh sửa độ lệch, mà còn là một hành trình chăm sóc răng miệng đòi hỏi sự kiên trì và kỹ lưỡng để đảm bảo răng khỏe mạnh và đẹp trong suốt quá trình điều trị. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng trong suốt quá trình niềng:

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

  • Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ men răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng cho người niềng răng để làm sạch các kẽ răng, góc niềng mà bàn chải không thể tiếp cận.
  • Dùng nước súc miệng có chứa fluor để ngăn ngừa mảng bám và bảo vệ răng khỏi sâu răng.

Tránh thực phẩm có hại

  • Thức ăn cứng như kẹo cứng, hạt, xương hoặc thực phẩm quá dai có thể làm bong các mắc cài hoặc dây cung, làm gián đoạn quá trình niềng.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột như kẹo ngọt, bánh ngọt có thể tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. 

Thăm khám nha khoa định kỳ

Để đảm bảo rằng quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, bạn cần đi tái khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng răng miệng và điều chỉnh khí cụ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng và nướu có bị viêm hay không, đồng thời theo dõi sự di chuyển của răng và điều chỉnh dây cung khi cần thiết.

Đừng quên thăm khám răng định kỳ tại nha khoa 

Hi vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “Răng sâu có niềng được không?” cho bạn. Để được tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Quốc tế theo thông tin bên dưới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi

0982.371.371

Thời gian làm việc
  • Thứ Hai - Thứ Bảy: 08h00 - 19h00
  • Chủ Nhật: 08h00 - 18h00

Tư vấn miễn phí