Hàn Răng

  Hàn răng là gì?  Những trường hợp nào cần phải hàn răng? Có mấy loại vật liệu để hàn răng?…Đó là băn khoăn của rất  nhiều khách hàng khi tìm hiểu về phương pháp này. Để giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ những [...]

 

Hàn răng là gì?  Những trường hợp nào cần phải hàn răng? Có mấy loại vật liệu để hàn răng?Đó là băn khoăn của rất  nhiều khách hàng khi tìm hiểu về phương pháp này. Để giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ những vấn đề xoay quanh phương pháp này ở bài viết dưới đây, mong rằng quý khách hàng sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp này!

Hàn răng là gì? 

Hàn răng hay còn gọi là trám răng là kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp các khoảng trống và lấp đầy các phần mô răng bị khuyết. Tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu cho răng, đồng thời còn giúp khôi phục lại chức năng của răng.

 

Những trường hợp nào cần phải hàn răng?

Có rất nhiều trường hợp mà bác sĩ chỉ định bạn hàn răng, cụ thể đó là:

  • Trường hợp sâu răngSâu răng là tình trạng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ. Đồng thời người lớn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Các lỗ sâu răng gây nên rất nhiều những vấn đề về tình trạng sức khỏe răng miệng. 

Các vi khuẩn có hại sẽ tận dụng cơ hội này để tiến hành việc phá hủy, đục khoét các răng của bạn. Lỗ sâu ngày càng to và có thể lan sang các răng kế cạnh. Điều này có thể xem như là một mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng của chúng ta. Để cả thiện tình trạng này, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành làm sạch hốc răng bị sâu. Sau đó, bác sĩ tiến hàn hàn răng cho bạn bằng việc sử dụng các dụng cụ và vật liệu nha khoa chuyên dụng.

  • Trường hợp mòn răng: Trong trường hợp nếu bạn thường xuyên đánh răng quá mạnh, hoặc sử dụng bàn chải có phần lông quá cứng sẽ khiến cho men răng bị mài mòn theo thời gian. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc ngà răng bị lộ. Trong trường hợp nếu men răng bị yếu đi thì khi bạn ăn các đồ ăn nóng, lạnh thì răng rất dễ bị nhạy cảm và gây nên vấn đề ê buốt răng.
  • Trường hợp các vấn đề về tai nạn: Trong trường hợp răng của bạn có vấn đề về hình dạng răng như: sứt, mẻ, vỡ do các nguyên nhân tai nạn không đáng có. Điều này khiến cho răng của bạn không những trở nên mất thẩm mỹ hơn mà còn bị yếu đi. Phương pháp hàn trám răng sẽ giúp cho chức năng ăn nhai của răng được phục hồi lại như lúc ban đầu.
  • Trường hợp khuyết điểm thẩm mỹ về răngNụ cười của bạn “kém” xinh  khiến bạn thiếu tự tin do các vấn đề về răng như: răng xuất hiện các khe thưa, răng bị đổi màu do một số tác nhân gây nên… Trong trường hợp này, bạn sẽ được bác sĩ thực hiện trám băng bằng chất liệu hàn Composite để loại bỏ các “khuyết điểm” của hàm răng.

 

 

Các loại vật liệu hàn răng nào tại Nha Khoa Quốc Tế:

 Ø Vật liệu trám răng bằng COMPOSITE:

Nếu có ai hỏi về việc “hàn răng loại nào tốt” thì vật liệu composite có lẽ là cái tên được nhắc tới rất nhiều. Composite được tạo bởi bột thủy tinh và nhựa dẻo tổng hợp. Ở thời điểm hiện tại, composite chính là vật liệu trám răng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Khách hàng cũng đánh giá rất cao về những lợi ích ưu việt mà chúng mang lại.

Về ưu điểm:

  • Vật liệu composite sở hữu màu sắc trắng ngà với độ trong mờ tốt. So với răng thật, chúng giống tới 99%. Nếu nhìn bằng mắt thường thì quả thực rất khó để phân biệt. Đó cũng là lý do mà composite được sử dụng nhiều. Đặc biệt là ở vị trí răng cửa hoặc răng nanh.
  • Khi thực hiện hàn răng bằng composite, nha sĩ sẽ không cần mài thêm men răng quá nhiều. Vì vậy đã giúp giảm bớt tình trạng xâm lấn hay làm tổn hại men răng tự nhiên.
  • Khi cần sửa chữa vết hàn, composite mang tới khả năng bù đắp dễ dàng mà không phải thực hiện trám lại từ đầu như những vật liệu khác.
  • Trong composite không chứa thủy ngân. Vì thế, chúng được đánh giá là vật liệu an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường.
  • Vật liệu composite có khả năng chống mài mòn tốt trong môi trường tự nhiên của răng miệng.

Về nhược điểm:

  • Vật liệu composite cũng không được đánh giá quá cao về độ bền. Tuổi thọ của chúng trung bình từ 5-7 năm tùy từng trường hợp.
  • Hàn răng bằng composite sẽ có hiện tượng co ngót nên yêu cầu bác sĩ phải tính toán kỹ.
  • Chi phí hàn răng composite tương đối cao, khoảng 700.000 VNĐ.

 

Ø Vật liệu hàn răng sứ Inlay – Onlay:

Được biết tới là phương pháp thẩm mỹ răng cao cấp, hàn răng sứ Inlay – onlay thường được chỉ định cho những trường hợp đặc biệt như: răng bị mẻ, sứt hoặc sâu ở mức độ nghiêm trọng.

Được biết, miếng trám răng Inlay – Onlay được chế tác trong labo nha khoa. Vì vậy, để thực hiện hàn răng với vật liệu này, bạn cần phải thực hiện lấy dấu răng trước. Sau đó, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chế tác mất khoảng 1 ngày. Cuối cùng là thực hiện trám răng hoàn chỉnh.

Về ưu điểm:

  • Vật liệu Inlay – Onlay mang tới tính thẩm mỹ cao và toàn diện.
  • Màu sắc miếng trám rất giống với răng tự nhiên. Về cả độ trong mờ cao và màu sắc đều giống y như răng thật. Nếu nhìn bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt chính xác.
  • Inlay – Onlay được đánh giá cao về độ bền lẫn độ cứng chịu lực.
  • Hàn răng bằng vật liệu Inlay – Onlay còn có khả năng kháng được vi khuẩn, chống nhiễm màu.

Về nhược điểm:

  • Chi phí để tiến hành hàn răng bằng vật liệu Inlay – Onlay rất cao, không phải ai cũng quyết định đầu tư.
  • Thời gian thực hiện trám răng Inlay – Onlay khá lâu, thường dao động khoảng 2 – 3 ngày mới hoàn chỉnh được.
  • Sẽ phải thay mới nếu như vết hàn trám bị hư hỏng.
  • Giá vật liệu hàn răng bằng Inlay – Onlay khoảng 5.000.000 VNĐ.

 

ØVật liệu hàn răng bằng Amalgam – trám bạc:

Vài năm trở về trước, Amalgam là vật liệu hàn răng được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, với sự ra đời của rất nhiều loại vật liệu trám răng khác, cùng nỗi lo sợ thủy ngân trong Amalgam có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên vật liệu này đã ít được sử dụng hơn. Nhưng vì Amalgam vẫn sở hữu những ưu điểm nổi trội mà những vật liệu khác không làm được nên chúng vẫn được sử dụng đến tận bây giờ.

Về ưu điểm:

  • Amalgam mang tới độ bền cực cao, lên tới 15 năm.
  • Hàn răng bằng Amalgam sẽ chịu được sức nhai rất tốt.
  • Chi phí trám bạc khá hợp lý, rẻ hơn so với vật liệu composite.

Về nhược điểm:

  • Hàn răng Amalgam sẽ không đảm bảo được sự đồng nhất về màu sắc. Do đó, tính thẩm mỹ khi hàn mang lại là không cao.
  • Khi thực hiện trám bạc răng, nha sĩ cần mài thêm men răng nên sẽ khiến men răng suy yếu.
  • Thực hiện hàn răng Amalgam có thể khiến các vùng răng lân cận bị đổi sang màu xám.
  • Có một số nhỏ trường hợp thực hiện trám bạc bị dị ứng.

Quá trình hàn răng:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn:

  • Bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn.
  • Từ đó sẽ đưa ra tư vấn chi tiết, thông tin cụ thể về loại hàn răng để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng:

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh làm sạch toàn bộ khoang miệng giúp quá trình hàn răng được diễn ra an toàn và sạch sẽ.

Bước 3: Tiến hành hàn răng:

  • Bác sĩ sẽ sử dụng một loại vật liệu chuyên dụng và tiến hàng trám bít vào những vị trí răng bị khuyết thiếu.
  • Sau đó dùng đèn laser để vết hàn đông cứng lại. Tiếp theo, bác sĩ kiểm tra lại vùng răng vừa hàn xem đã đảm bảo chưa.
  • Cuối cùng, bác sĩ tiến hành đánh bóng để vết hàn đạt hiệu quả thẩm mỹ tối đa.

Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi hàn:

  • Quá trình hàn răng kết thúc, bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn chi tiết cách chăm sóc răng miệng như nào cho khoa học, đúng cách để hàn răng đạt hiệu quả lâu nhất.
  • Ngoài ra, bạn sẽ được sắp xếp lịch hẹn cho quá trình tái khám sau khi hàn răng.

Các lưu ý vệ sinh răng miệng sau khi hàn răng:

Có “lưu ý cơ bản sau khi hàn răng” mà chúng ta tuyệt đối không được bỏ qua nếu muốn có ca phục hồi răng tốt và bền chắc nhất.

  • Kiêng ăn uống sau khi hàn răngxong trong vòng tối thiểu là 2h đồng hồ. Với trường hợp mà chất trám đã được hóa cứng bằng đèn quang trùng hợp Halogen hoặc laser nha khoa thì có thể không cần phải kiêng, nhưng tốt nhất vẫn nên để răng làm quen với chất trám răng trong khoảng 30 phút.
  • Tránh va chạm hoặc dùng lực mạnh tác động lên vùng răng mới trám dễ làm di lệch miếng trám.
  • Sau khi trám xong nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào như đau nhức, sưng hoặc miếng trám bị cộm dày lên, bong hở thì cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc quay lại tái khám ngay để được khắc phục kịp thời.
  • Trong khi ăn nhai, nên dùng lực vừa phải, thực phẩm mềm, mịn, ít tinh bột và đường. Tránh các loại thức ăn cứng, giòn hoặc quá dai, đồ cay nóng, nước ngọt có ga,… Đặc biệt lưu ý sau khi hàn răng : là chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng. Cần làm sạch răng, để lấy sạch các mảng bám tránh cho thức ăn bị giắt vào kẽ giữa răng và miếng trám. Chải răng đúng cách nghiêng 45 độ bằng bàn chải mềm với lực chải vừa phải.
  • Dùng nước muối ấm để súc miệng hoặc uống nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
  • Điều quan trọng nhất : tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn của bác sỹ để tránh bị nhiễm trùng sau khi hàn răng và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn.

 

Trên đây là lời giải đáp một số thông tin về hàn răng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý khách hàng. Nếu bạn đang gặp các tình trạng về răng nói trên thì hãy liên hệ ngay tới nha khoa Quốc Tế để nhận được tư vấn nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.

0982.371.371

Thời gian làm việc
  • Thứ Hai - Thứ Bảy: 08h00 - 19h00
  • Chủ Nhật: 08h00 - 18h00

Tư vấn miễn phí